Đang tải...
Vách ngăn vệ sinh JATO
Mang chất lượng Nhật Bản đến công trình của bạn
Với xu hướng nội thất đang bị ảnh hưởng, du nhập phong cách Châu Âu hiện đại và sang trọng như hiện nay thì laminate đang là bề mặt vật liệu gỗ công nghiệp chiếm ưu thế trên thị trường. Vậy Laminate là gì? Bề mặt laminate có ưu điểm gì nổi bật so với các bề mặt gỗ khác?
Bề mặt laminate có tính thẩm mỹ và độ bền cao nên được ứng dụng trong rất nhiều sản phẩm nội thất hiện đại. Nếu chỉ nhìn bằng mắt thường thì khó ai có thể phân biệt được sự khác nhau của Melamine và Laminate, tuy nhiên nếu tìm hiểu kỹ thì sẽ thấy bề mặt Laminate dày hơn melamine, khi sử dụng có khả năng chịu nhiệt tốt hơn, chống lại các tác hại hóa chất hay các loại tác động vật lý cao. Thêm vào đó là sự đa dạng về màu sắc cũng như hình thái khiến cho bề mặt Laminate đang rất được ưa chuộng.
Để tạo ra cấ tấm gỗ laminate thì người ta cần phải ép lớp bề mặt laminate lên các tấm gỗ, cách thức tiến hành như sau:
Máy ép chuyên dụng sẽ tác động lực và nhiệt độ cần để ép tấm bề mặt và cốt gỗ sát chặt lại với nhau. Để tạo ra được một sản phẩm tấm gỗ laminate chất lượng thì keo dán cần phải là hàng chất lượng tốt, đảm bảo về kỹ thuật thực hiện và thời gian phơi, ép. Nếu không làm đúng kỹ thuật thì tấm laminate rất dễ bị phồng rộp, và thấm nước.
Gỗ laminate thực chất không phải là một loại gỗ như mọi người vẫn nghĩ, mà nó là một loại gỗ công nghiệp sử dụng lớp phủ laminate.
Ván laminate là một loại gỗ công nghiệp được phủ lên bề mặt một lớp laminate. Cốt tấm thường dùng là ván MDF, ván dăm hoặc ván HDF, có thể chọn tấm lõi xanh chống ẩm hoặc loại lõi thường.
Ván Laminate có bề mặt đa dạng màu sắc, hình thái và vân gỗ tương tự như tấm MFC nhưng bề mặt laminate có độ dày và bền hơn.
Độ dày của tấm laminate phụ thuộc vào loại và mục đích sử dụng. Trong ngành công nghiệp gỗ và nội thất, các tấm laminate thường có độ dày từ khoảng 0.6mm đến 1.5mm. Tuy nhiên, cũng có những tấm laminate dày hơn, như 2mm hoặc hơn nữa, đặc biệt dành cho các ứng dụng đặc biệt cần độ bền cao hơn hoặc có yêu cầu cụ thể.
Trong ngành in ấn, độ dày của các tấm laminate có thể thay đổi tùy thuộc vào loại và ứng dụng cụ thể. Các tấm laminate thường có độ dày từ0.08mm đến 0.25mm.
Việc chọn độ dày phù hợp cho tấm laminate cần căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật và ứng dụng cụ thể của sản phẩm cuối cùng. Độ dày thích hợp sẽ ảnh hưởng đến tính chất bền, độ cứng và tính năng chống thấm nước của tấm laminate.
>>> Vật liệu phủ Laminate compact HPL
Các loại tấm phủ Laminate gồm có 3 lớp màng phủ overlay, lớp giấy thẩm mỹ Decoraive paper và lớp giấy nền Kraft paper. chi tiết cụ thể từng lớp như sau:
Lớp Overlay : Đây là lớp keo trong suốt, nằm ở trên cùng của tấm Laminate. Lớp này được làm từ Cellulose tinh khiết nhờ đó mà bề mặt gỗ không bị thấm nước, có độ cứng và độ ổn định cao. Vì đặc trưng của cellulose là không tan trong nước, hơn nữa lớp phủ này còn có khả năng chống trầy xước tốt, độ bóng sáng cao, bề mặt chống nước nên có thể chống được ẩm mốc và dễ lau chùi vệ sinh. Do đó gỗ Laminate thường được sử dụng làm sàn nhà và vách ngăn, vật liệu ốp tường nhà.
Lớp Decorative paper : Đúng với cái tên gọi của lớp thẩm mỹ , lớp này có các mẫu hoa văn, mẫu vân gỗ, màu sắc tạo kiểu cho tấm gỗ. Bởi vì nằm dưới lớp keo trong suốt của lớp màng phủ. Thêm nữa các mẫu trang trí này được in trên giấy film đặc biệt và được ép ở nhiệt độ cao là 220oC. Do đó mà các màu sắc và kiểu dáng hoa văn bám chặt vào nhau, nên chúng được giữ nguyên và không bị bay màu theo thời gian và dưới tác động của chất tẩy rửa.
Lớp Kraft papers : Đây là lớp dưới cùng của các tấm gỗ laminate. Lớp Kraft gồm nhiều lớp giấy màu được nén lại dưới nhiệt độ và áp suất cao. Độ dày mỏng của tấm Laminate phụ thuộc vào số lượng giấy sử dụng. Đặc điểm của lớp này là dai và bền do các lớp giấy được làm từ bột giấy kết hợp với chất phụ gia.
III. Các loại bề mặt Laminate
Có nhiều loại bề mặt laminate khác nhau, được sử dụng để cải thiện tính chất và ngoại hình của các sản phẩm khác nhau. Dưới đây là một số loại bề mặt laminate phổ biến:
Laminate mờ (Matte laminate): Bề mặt laminate mờ không bóng loáng và không phản chiếu ánh sáng, tạo ra một bề mặt mịn màng và nhìn tự nhiên. Nó thường được sử dụng trong in ấn, bao bì, và nội thất để tạo ra vẻ ngoài tinh tế và giảm ánh sáng chói.
Laminate bóng (Gloss laminate): Bề mặt laminate bóng có ánh sáng phản chiếu cao, tạo ra bề mặt sáng bóng và rực rỡ. Nó thường được sử dụng trong in ấn và bao bì để làm nổi bật hình ảnh và màu sắc.
Laminate có hoa văn (Patterned laminate): Đây là các loại laminate được trang trí với các hoa văn, họa tiết, hình ảnh hoặc màu sắc đặc biệt. Loại laminate này thường được sử dụng để làm nổi bật và trang trí các sản phẩm nội thất và trang trí nội thất.
Laminate cấu trúc gỗ (Woodgrain laminate): Laminate cấu trúc gỗ có hoa văn và màu sắc giống như các loại gỗ tự nhiên. Nó thường được sử dụng để làm ván sàn, tấm ốp tường, và các sản phẩm nội thất khác với vẻ ngoài tự nhiên của gỗ.
Laminate kim loại (Metallic laminate): Loại laminate này có hiệu ứng kim loại, với ánh kim và bóng bẩy. Nó thường được sử dụng trong trang trí nội thất và sản xuất đồ trang sức.
Laminate chống cháy (Fire-rated laminate): Đây là loại laminate được tráng phủ bề mặt chống cháy, thường được sử dụng trong các ứng dụng an toàn và xây dựng, nơi tính an toàn chống cháy là yếu tố quan trọng.
Các loại bề mặt laminate này có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau để tạo ra các hiệu ứng độc đáo và đa dạng cho các sản phẩm cuối cùng.
IV. Đặc điểm của bề mặt Laminate
Bề mặt laminate có một số đặc điểm quan trọng, dưới đây là những đặc điểm chính của nó:
Bền và chịu mài mòn: Laminate có tính chất bền, chịu được mài mòn và va đập, làm cho nó phù hợp để sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau.
Dễ lau chùi và chống bám bẩn: Bề mặt laminate thường có tính chất dễ lau chùi và chống bám bẩn, điều này giúp bảo quản sản phẩm lâu bền và dễ dàng vệ sinh.
Kháng hoá chất: Laminate có khả năng chống lại tác động của một số hoá chất thông thường, giúp bảo vệ sản phẩm khỏi ảnh hưởng của chất lỏng, dầu mỡ và các chất tẩy rửa thông thường.
Chống thấm nước: Một số loại laminate có tính chất chống thấm nước, điều này làm cho chúng phù hợp để sử dụng trong các ứng dụng có tiếp xúc với nước, như sàn nhà tắm, bếp, hay các bề mặt bên ngoài.
Đa dạng về màu sắc và hoa văn: Laminate có sẵn trong nhiều màu sắc, hoa văn và họa tiết khác nhau, từ các bề mặt mờ tự nhiên đến các mẫu và màu sắc nổi bật.
Dễ dàng thi công và cắt định hình: Laminate có thể được dễ dàng cắt và thi công thành nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, điều này tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất và lắp đặt.
Giá thành phù hợp: Laminate thường có giá thành tương đối thấp so với các vật liệu khác như gỗ tự nhiên, kim loại, hay đá, làm cho nó trở thành một lựa chọn phổ biến và tiết kiệm chi phí cho nhiều ứng dụng.
Nhờ những đặc điểm trên, laminate được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau như nội thất, trang trí nội ngoại thất, in ấn, bao bì, và nhiều ứng dụng công nghiệp khác.
1. Ưu điểm
2. Nhược điểm
V. Ứng dụng tấm Lamnate
Là một nguyên liệu đẳng cấp được yêu thích nhất trong thời điểm hiện tại Laminate có thể tận dụng ứng dụng trong nhiều giải pháp khác nhau:
Nói chung Laminate được sử dụng rộng rãi trong việc làm sàn gỗ mang lại vẻ đẹp quý phải cho không gian nhà ở. Đặc biệt khi chọn loại gỗ này còn tiết kiệm chi phí rất nhiều so với việc sử dụng gỗ tự nhiên làm sàn gỗ, còn mang đến không gian thân thiện với người dùng
Cửa gỗ laminate được người dùng đánh giá cao về chất lượng lẫn thẩm mĩ. Với khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt và không bị mối mọt cong vênh vì vậy gỗ Laminate luôn là sự lựa chọn đáng tin cậy cho mọi công trình.
Không thể nghi ngờ gì nữa về chất liệu Laminate. Việc dùng để làm giường ngủ sẽ khiên bạn tiết kiệm 1 khoản chi phí khá với việc sử dụng giường gỗ tự nhiên khá đắt đỏ
Khi lựa chọn làm tủ bếp gỗ tự nhiên hay làm tủ bếp gỗ công nghiệp thì cần phải xác định giá thành sản phẩn, chất liệu sản phẩm, lựa chọn chất liệu Laminate để thiết kế tủ bếp mang lại cho bạn một phong cách hiện đại sang trọng mang lại sự hài hòa đẳng cấp trong mọi không gian cho căn bếp của bạn trở nên lý tưởng nhất. Đặc biệt đảm bảo được độ bền tuyệt đối, giá thành lại cực kì rẻ đây chính là sự lựa chọn đúng đắn cho mọi gia đình.
Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn hiểu “Laminate là gì” laminate cũng như nắm được ưu, nhược điểm và tính ứng dụng của chất liệu này. Tấm bề mặt Laminate không chỉ mang đến giá trị thẩm mỹ mà còn thể hiện đẳng cấp, sự sang trọng của không gian.
Vách ngăn vệ sinh Laminate thường được sử dụng trong các không gian vệ sinh hoặc những nơi đòi hỏi về tính vệ sinh cao, dễ lau chùi như nhà vệ sinh công cộng, nhà tắm, phòng thay đồi, khách sạn.... Vách ngăn vệ sinh Laminate thường được thiết kế để chịu được những môi trường ẩm ướt và dễ dàng vệ sinh, và có độ bền cũng như tính thẩm mỹ cao.
Dưới đây là một số đặc điểm và lợi ích của vách ngăn vệ sinh laminate:
Chống nước và ẩm: Vách ngăn laminate thường có khả năng chống nước và ẩm tốt, làm cho chúng thích hợp cho các môi trường ẩm ướt như nhà vệ sinh.
Dễ dàng vệ sinh: Bề mặt laminate không dễ bám bẩn và dễ dàng lau chùi. Điều này làm cho việc vệ sinh và bảo quản vách ngăn trở nên thuận tiện.
Khả năng chống xước: Bề mặt laminate thường khá bền và kháng xước, giúp duy trì ngoại hình mới mẻ trong thời gian dài.
Màu sắc và hoa văn đa dạng: Vách ngăn laminate có sẵn trong nhiều màu sắc và hoa văn khác nhau, cho phép bạn tạo ra các thiết kế nội thất ấn tượng.
Tiết kiệm thời gian và nguồn lực: Do bề mặt laminate dễ vệ sinh và cần ít bảo trì, việc duy trì và quản lý vách ngăn vệ sinh laminate thường đơn giản hơn so với một số vật liệu khác.
Tính thẩm mỹ: Vách ngăn laminate có thể tạo ra vẻ đẹp hiện đại và chuyên nghiệp cho không gian vệ sinh, đồng thời còn giúp tạo sự thoải mái và sạch sẽ.
Có nhiều loại vật liệu vách ngăn khác nhau được phủ laminate để tạo ra các bề mặt đẹp và bền. Dưới đây là một số ví dụ về các vật liệu vách ngăn phủ laminate phổ biến:
Ván MDF (Medium Density Fiberboard) laminate: Ván MDF là một vật liệu cơ sở phổ biến cho vách ngăn. Nó được làm từ sợi gỗ ép và sử dụng laminate ở phía trên để cung cấp bề mặt mịn màng và trang nhã.
Ván gỗ dán ép laminate: Các lớp gỗ dán ép cũng thường được sử dụng làm lớp cơ sở cho vách ngăn laminate. Laminate sẽ được áp dụng lên bề mặt gỗ dán ép để cung cấp sự bền bỉ và thẩm mỹ.
Vật liệu cơposite laminate: Các vật liệu composite khác nhau cũng có thể được sử dụng làm lớp cơ sở cho vách ngăn laminate. Chúng có thể được làm từ sợi thủy tinh hoặc sợi carbon kết hợp với nhựa epoxy, và sau đó được phủ laminate để tạo ra bề mặt ổn định và thẩm mỹ.
Vật liệu nhẹ như bọt xốp hoặc honeycomb laminate: Đôi khi, các vật liệu nhẹ như bọt xốp hoặc honeycomb (cấu trúc tạo hình tổ ong) cũng được sử dụng làm lớp cơ sở cho vách ngăn laminate. Những vật liệu này giúp giảm trọng lượng và vẫn cung cấp độ cứng và độ bền cần thiết.
Vật liệu kim loại laminate: Một số vách ngăn được làm bằng kim loại (như thép, nhôm) và sau đó được phủ laminate để tạo ra bề mặt màu sắc và thẩm mỹ hơn.
Vật liệu nhựa laminate: Những loại nhựa khác nhau cũng có thể được sử dụng làm lớp cơ sở cho vách ngăn và được phủ laminate để cải thiện tính năng thẩm mỹ và bề mặt.
Compact maica, à một loại vật liệu cứng và bền thường được sử dụng cho vách ngăn, sàn, bàn làm việc và các ứng dụng nội thất khác. Compact maica đã được phủ laminate bên ngoài trong quá trình sản xuất. Lớp laminate ở đây thường là một lớp giấy phenolic hoặc melamine được áp dụng lên bề mặt của vật liệu để cung cấp bề mặt cứng, bền, chống thấm nước và có đặc tính thẩm mỹ. Như vậy, compact maica thường không cần phải phủ thêm lớp laminate sau khi sản xuất, vì nó đã có lớp laminate sẵn có trên bề mặt từ giai đoạn sản xuất ban đầu. Điều này giúp nó có thể duy trì tính năng và chất lượng bề mặt tốt trong thời gian dài.
Khách hàng muốn tìm hiểu và thi công vật liệu gỗ phủ melamine vui lòng liên hệ hotline 0981.539.292 để nhận tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực vách ngăn vệ sinh hơn 10 năm của Jato. Vách ngăn vệ sinh Jato là tổng kho lớn nhất miền Bắc với số lượng tồn kho lớn, đa dạng mẫu mã, Jato là đơn vị nhập khẩu trực tiếp vách ngăn và phụ kiện vách ngăn nên luôn có mức giá cạnh tranh nhất thị trường.
Lưu Thị Khánh Huyền