loadding

Đang tải...

Vách ngăn vệ sinh JATO

Mang chất lượng Nhật Bản đến công trình của bạn

Hotline

Hotline: 0981.539.292

Hỗ trợ kĩ thuật

Hỗ trợ kĩ thuật: 0936.048.111

icon
message zalo
0981.539.292 Hotline

Tấm compact HPL và compact CDF- cuộc đua giữa các vật liệu trong thiết kế nội thất

Trong cuộc chiến vật liệu thiết kế nội thất đầy cam go với hàng ngàn loại vật liệu, hãy cũng Khám phá cuộc đối đầu táo bạo giữa hai gã khổng lồ vật liệu nội thất: Tấm Compact HPL và Compact CDF. Tìm hiểu về những ưu điểm nổi bật và điểm yếu tiềm ẩn của từng loại, để chọn lựa sự hoàn hảo cho dự án của bạn. Đắm chìm trong thế giới của sự đa dạng và sáng tạo với những vật liệu chất lượng cao, đồng hành cùng bạn xây dựng không gian độc đáo và ấn tượng.

I. Vật liệu compact HPL và CDF 

Trên thị trường hiện nay có vô vàn vật liệu dùng để thiết kế nội thất, tuy nhiên loại vật liệu mới và đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay phải kể đến vật liệu compact HPL chịu axit và tấm compact CDF chịu nước. Đây đều là những tấm vách thuộc vật liệu compact, đây là loại vật liệu được cấu thành từ những bột gỗ, những lớp giấy kraft và vật liệu chuyên dụng tạo thành. Ở những vật liệu này đều có những ưu nhược điểm riêng biệt phù hợp với những yêu cầu và tính chất công trình khác nhau.

Nếu chỉ nhìn bằng mắt thường thì khó có thể phân biệt được hai vật liệu này, bởi chúng đều có bề mặt bóng mịn như nhau. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ và từng tiếp xúc nhiều với hai vật liệu này thì có thể thấy sự khác nhau về mặt vật lý như, bề mặt tấm HPL nhẵn, bóng và mịn hơn tấm CDF. Còn về tính chất cơ học  và độ bền thì hai loại này có sự khác biệt hoàn toàn.

So sánh tấm compact HPL và CDF

1. Tấm compact HPL 

 Compact HPL có tên tiếng anh đầy đủ là High Pressure Phenolic là tấm dạng cứng, lõi đặc. Bề mặt của nó được phủ lớp melamine để tạo màu sắc, hoa văn và tăng khả  năng chịu nước, tăng độ bóng, giảm tối đa sự bám bụi, kháng khuẩn tốt hơn. Ngoài ra với những tấm compact trơn trừ màu kem, ghi còn được phủ thêm một lớp film làm hạn chế trầy xước bề mặt tấm khi vận chuyển.

Đúng như tên gọi của nó, loại vách ngăn này được làm từ nhựa Phenolic nén ép chồng nhiều lớp lên nhau ở áp suất cao ở 1430 PSI và 150oC nhờ đó tạo ra một tấm nhựa có độ cứng và bền hơn Laminate gấp nhiều lần. Với đặc tính chịu nước hoàn toàn và các hóa chất ăn mòn, vách ngăn Compact HPL ở Việt Nam được sử dụng phổ biến để làm vách ngăn vệ sinh loại chất liệu này cũng có thể sử dụng làm vách ngăn cách âm di động khá tốt. Sử dụng bàn tủ trong phòng thí nghiệm tiếp xúc trực tiếp với hóa chất vương vãi trong quá trình thí nghiệm. Tuy nhiên hiện nay, sản phẩm này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: xây dựng nội, ngoại thất để làm vách ốp tường hoặc ốp trần nhà.

vách ngăn vệ sinh compact HPL

2. Tấm compact CDF 

CDF viết tắt của Compact Density Fiberboard là tấm ván sợi gỗ cùng keo ép ở nhiệt độ và áp suất cao. Tấm có khả năng chịu ẩm cao và giá thành tốt hơn tấm Compact Hpl nên được sử dụng ngày càng rộng rãi trong các công trình vách ngăn vệ sinh và các thiết kế nội thất ở Việt Nam. 

Tấm compact CDF có độ nén khá đa dạng từ 950psi trở lên để đáp ứng đa dạng nhu cầu sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng cho các công trình vách ngăn vệ sinh cdf thì nên sử dụng tấm có độ nén từ 1200psi trở lên. Đặc biệt, tấm Compact CDF sẽ bị giảm tuổi thọ khi sử dụng nó cho môi trường ẩm ướt, hay thường xuyên tiếp xúc với nước, và nhiệt độ cao. 

Tuy nhiên với những công trình có vốn đầu tư thấp và không yêu cầu cao về hình thức, chất lượng thì tấm compact CDF là một lựa chọn phù hợp. Bởi giá thành của tấm CDF thấp hơn nhiều so với tấm compact HPL.

Tấm compact CDF

II. Điểm khác nhau của HPL và CDF 

Mặc dù vật liệu compact HPL và CDF đều có khả năng chịu nước, chịu nhiệt và có hình thức khá giống nhau. Tuy nhiên, hai vật liệu này vẫn có nhiểu đặc điểm khác nhau như:

 Bảng so sánh vật liệu compact HPL và Compact CDF

 

 

CDF 1200psi

CDF 1400psi

Compact HPL 1006

Compact HPL 3102

Compact AICA

Chú thích

Độ dày

12.36

12.48

11.80

11.78

12.97

 

tỉ trọng ( g/cm2 )

1.1

1.2

1.7

1.6

1.4

 

Tính kháng nước

Tính kháng sôi
(JIS K6902)

Tỷ lệ tăng trọng lượng (%)

76.6

33.3

1.1

1.0

0.5

 

Tỷ lệ tăng độ dày (%)

74.6

24.5

1.8

2.1

0.8

 

Phù bề mặt

Có nhiều

Có quanh viền cạnh

Có ít

Không

Không

 

Nứt cạnh

Tách lớp

Tách lớp

Không

Không

Không

 

Ngoại quan sau kiểm tra

Nhóm 1

Nhóm 1

Nhóm 1

Nhóm 5

Nhóm 5

 

Ngâm trong nước
40℃

Phù bề mặt

Sau 1 ngày

Có quanh viền cạnh sau 4 ngày

Sau 7 ngày

Có quanh viền cạnh sau 7 ngày

Sau 8 ngày vẫn không thay đổi

CDF(1200psi,1400psi)
làm nước bị vẫn màu.

Nứt cạnh

Không

Không

Không

Không

Không

Tính kháng nhiệt

Tính kháng nhiệt
(JIS K6902)

Nồi 180℃

Nhóm 5

Nhóm 5

Nhóm 5

Nhóm 5

Nhóm 5

 

Hiệu năng bề mặt

Kháng vết bẩn※1
(JIS K6902)

1,2,4,5,11,12, 13,14,15,16,18

11,12,14,15
có thay đổi nhẹ

11,12
có thay đổi nhẹ

11,12,15
có thay đổi nhẹ

11,12,15
có thay đổi nhẹ

11,12
có thay đổi nhẹ

 

Tính kháng hóa chất

Sodium hypochlorite(6%)
Benzarkonium clorua(10%)
Etanol(80%)

Không thay đổi

Không thay đổi

Không thay đổi

Không thay đổi

Không thay đổi

Tiếp xúc 24h

Độ cứng bút chì
(JIS K5600)

 

9H

9H

9H

9H

9H

750kg vật nặng

 

Nhìn bảng so sánh trên có thể thấy được sự khác nhau về độ bền cơ học của hai loại tấm. Tuy nhiên tỷ lệ thuận với chất lượng thì giá thành của tấm HPL cũng cao hơn đáng kể so với tấm CDF, vì vậy tùy thuộc vào từng thiết kế mà khách hàng sẽ lựa chọn loại vật liệu phù hợp. Qua bài viết này, Jato hy vọng có thể giúp khách hàng có thể lựa chọn được đúng vật liệu phù hợp với tính chất công trình, thiết kế của mình. 

 

Tấm compact CDF và HPL sau 7 ngày ngâm nước

 

Tấm cdf trước và sau khi ngâm trong nước 7 ngày

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ vách ngăn vệ sinh Jato để các chuyên gia giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến vật liệu, thiết kế và thi công vách ngăn vệ sinh compact.

  • Liên hệ trực tiếp để biết thêm thông tin và nhận thông tin và báo giá tốt nhất
  • Vách ngăn vệ sinh Jato | Đơn vị nhập khẩu vật liệu vách ngăn trực tiếp- giá cả cạnh tranh nhất thị trường
  • Địa chỉ: LK 14-06 KTDC Tứ Hiệp- Thanh Trì- Hà Nội
  1. Kho Hà Nội: km2 đường Phan Trọng Tuệ, Thanh Trì, Hà Nội
  2. Kho Tp. HCM: 36/2E Đường Ấp Đông 3, xã Thới Tam Thôn, huyện Hooc Môn, tp. HCM
  • Hotlines: 0981.539.292 - 0923.031.988
  • Email: vachnganjato@gmail.com
  1. Website: Jato.vn
  2. Fanpage: Vách ngăn vệ sinh Jato
  3. Youtube: Vách ngăn vệ sinh Jato
Lưu Thị Khánh Huyền

Lưu Thị Khánh Huyền

Đăng ký tư vấn miễn phí

Thông báo
Đóng